Thủ tục thôi quốc tịch Việt Nam ở trong nước

Cách thức thực hiện

Hình thức nộp Thời hạn giải quyết Phí, lệ phí Mô tả
Trực tiếp 75 Ngày Lệ phí : 2.500.000 Đồng
(Lệ phí xin thôi quốc tịch Việt Nam)
Người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú ở trong nước nộp hồ sơ trực tuyến, trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính đến Sở Tư pháp, nơi người đó cư trú, không ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ. - Trường hợp người yêu cầu nộp hồ sơ trực tuyến thì thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 191/2025/NĐ-CP như sau: + Người yêu cầu đăng nhập tài khoản vào Cổng Dịch vụ công quốc gia kết nối với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh và nộp hồ sơ theo quy định, cung cấp thông tin theo biểu mẫu điện tử tương tác, đính kèm bản điện tử. Trường hợp thông tin, dữ liệu điện tử của người yêu cầu đã được kết nối, chia sẻ giữa các cơ sở dữ liệu thì người yêu cầu không phải khai lại thông tin hoặc đính kèm hồ sơ, giấy tờ. Trường hợp không có bản điện tử thì đính kèm bản chụp hoặc bản sao các giấy tờ theo quy định; nộp phí, lệ phí thông qua chức năng thanh toán trực tuyến của Cổng Dịch vụ công quốc gia, các nền tảng thanh toán khác hoặc các phương thức khác theo quy định của pháp luật. + Sau khi hoàn tất việc nộp hồ sơ, người yêu cầu được cấp 01 mã số hồ sơ thủ tục hành chính để theo dõi, tra cứu tiến độ giải quyết hoặc truy cập để hoàn thiện hồ sơ khi có yêu cầu của cơ quan thụ lý. + Hồ sơ điện tử xin thôi quốc tịch Việt Nam được tiếp nhận tại Cổng Dịch vụ công quốc gia và thông qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh chuyển đến Phần mềm quản lý, giải quyết hồ sơ quốc tịch để cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp Bộ Tư pháp quyết định từ chối giải quyết hồ sơ theo quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 14 Nghị định này thì gửi cho cơ quan tiếp nhận thông qua Phần mềm quản lý, giải quyết hồ sơ quốc tịch để thông báo cho người có yêu cầu. + Người có yêu cầu có thể lựa chọn nhận kết quả theo các phương thức sau: nhận bản điện tử gửi qua thư điện tử, Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân đó; nhận bản điện tử gửi vào thiết bị số, thông qua phương pháp truyền số liệu phù hợp, đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin; nhận kết quả là bản giấy thông qua dịch vụ bưu chính và nộp chi phí trả kết quả; Nhận kết quả là bản giấy tại cơ quan thụ lý hồ sơ.
Trực tuyến 75 Ngày Lệ phí : 2.500.000 đ/trường hợp

Người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú ở trong nước nộp hồ sơ trực tuyến, trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính đến Sở Tư pháp, nơi người đó cư trú, không ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ. - Trường hợp người yêu cầu nộp hồ sơ trực tuyến thì thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 191/2025/NĐ-CP như sau: + Người yêu cầu đăng nhập tài khoản vào Cổng Dịch vụ công quốc gia kết nối với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh và nộp hồ sơ theo quy định, cung cấp thông tin theo biểu mẫu điện tử tương tác, đính kèm bản điện tử. Trường hợp thông tin, dữ liệu điện tử của người yêu cầu đã được kết nối, chia sẻ giữa các cơ sở dữ liệu thì người yêu cầu không phải khai lại thông tin hoặc đính kèm hồ sơ, giấy tờ. Trường hợp không có bản điện tử thì đính kèm bản chụp hoặc bản sao các giấy tờ theo quy định; nộp phí, lệ phí thông qua chức năng thanh toán trực tuyến của Cổng Dịch vụ công quốc gia, các nền tảng thanh toán khác hoặc các phương thức khác theo quy định của pháp luật. + Sau khi hoàn tất việc nộp hồ sơ, người yêu cầu được cấp 01 mã số hồ sơ thủ tục hành chính để theo dõi, tra cứu tiến độ giải quyết hoặc truy cập để hoàn thiện hồ sơ khi có yêu cầu của cơ quan thụ lý. + Hồ sơ điện tử xin thôi quốc tịch Việt Nam được tiếp nhận tại Cổng Dịch vụ công quốc gia và thông qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh chuyển đến Phần mềm quản lý, giải quyết hồ sơ quốc tịch để cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp Bộ Tư pháp quyết định từ chối giải quyết hồ sơ theo quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 14 Nghị định này thì gửi cho cơ quan tiếp nhận thông qua Phần mềm quản lý, giải quyết hồ sơ quốc tịch để thông báo cho người có yêu cầu. + Người có yêu cầu có thể lựa chọn nhận kết quả theo các phương thức sau: nhận bản điện tử gửi qua thư điện tử, Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân đó; nhận bản điện tử gửi vào thiết bị số, thông qua phương pháp truyền số liệu phù hợp, đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin; nhận kết quả là bản giấy thông qua dịch vụ bưu chính và nộp chi phí trả kết quả; Nhận kết quả là bản giấy tại cơ quan thụ lý hồ sơ. Địa chỉ trực tuyến: https://dichvucong.gov.vn (một phần)
Dịch vụ bưu chính 75 Ngày Lệ phí : 2.500.000 Đồng

Người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú ở trong nước nộp hồ sơ trực tuyến, trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính đến Sở Tư pháp, nơi người đó cư trú, không ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ. - Trường hợp người yêu cầu nộp hồ sơ trực tuyến thì thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 191/2025/NĐ-CP như sau: + Người yêu cầu đăng nhập tài khoản vào Cổng Dịch vụ công quốc gia kết nối với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh và nộp hồ sơ theo quy định, cung cấp thông tin theo biểu mẫu điện tử tương tác, đính kèm bản điện tử. Trường hợp thông tin, dữ liệu điện tử của người yêu cầu đã được kết nối, chia sẻ giữa các cơ sở dữ liệu thì người yêu cầu không phải khai lại thông tin hoặc đính kèm hồ sơ, giấy tờ. Trường hợp không có bản điện tử thì đính kèm bản chụp hoặc bản sao các giấy tờ theo quy định; nộp phí, lệ phí thông qua chức năng thanh toán trực tuyến của Cổng Dịch vụ công quốc gia, các nền tảng thanh toán khác hoặc các phương thức khác theo quy định của pháp luật. + Sau khi hoàn tất việc nộp hồ sơ, người yêu cầu được cấp 01 mã số hồ sơ thủ tục hành chính để theo dõi, tra cứu tiến độ giải quyết hoặc truy cập để hoàn thiện hồ sơ khi có yêu cầu của cơ quan thụ lý. + Hồ sơ điện tử xin thôi quốc tịch Việt Nam được tiếp nhận tại Cổng Dịch vụ công quốc gia và thông qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh chuyển đến Phần mềm quản lý, giải quyết hồ sơ quốc tịch để cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp Bộ Tư pháp quyết định từ chối giải quyết hồ sơ theo quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 14 Nghị định này thì gửi cho cơ quan tiếp nhận thông qua Phần mềm quản lý, giải quyết hồ sơ quốc tịch để thông báo cho người có yêu cầu. + Người có yêu cầu có thể lựa chọn nhận kết quả theo các phương thức sau: nhận bản điện tử gửi qua thư điện tử, Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân đó; nhận bản điện tử gửi vào thiết bị số, thông qua phương pháp truyền số liệu phù hợp, đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin; nhận kết quả là bản giấy thông qua dịch vụ bưu chính và nộp chi phí trả kết quả; Nhận kết quả là bản giấy tại cơ quan thụ lý hồ sơ.

Thành phần hồ sơ

Bao gồm
Loại giấy tờ Bản chính Bản sao Mẫu đơn, tờ khai
- Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam; 3 0 5.MunxinthiQTVN1.doc
6.MunxinthiQTVN2.docx
- Bản khai lý lịch; 3 0 Mẫu TPQT-2024-BKLL.docx
- Giấy tờ chứng minh người xin thôi quốc tịch Việt Nam có quốc tịch Việt Nam là bản sao Hộ chiếu Việt Nam, thẻ Căn cước công dân, thẻ căn cước, căn cước điện tử, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác quy định tại Điều 11 Luật Quốc tịch Việt Nam và Điều 7 Nghị định số 191/2025/NĐ-CP trong trường hợp cơ quan tiếp nhận không thể khai thác được thông tin chứng minh quốc tịch Việt Nam của người xin thôi quốc tịch trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. 0 3
- Giấy tờ xác nhận về việc người đó đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp giấy này (Giấy tờ xác nhận việc người xin thôi quốc tịch Việt Nam đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Quốc tịch Việt Nam là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận hoặc bảo đảm cho người đó được nhập quốc tịch nước ngoài; trường hợp người xin thôi quốc tịch Việt Nam đã có quốc tịch nước ngoài thì nộp bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ về nhân thân có dán ảnh do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp để chứng minh người đó đang có quốc tịch nước ngoài) 3 0
- Giấy xác nhận không nợ thuế do cơ quan quản lý thuế nơi người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú cấp. 3 0
- Đối với người trước đây là cán bộ, công chức, viên chức hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã nghỉ hưu, thôi việc, bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên chưa quá 5 năm thì còn phải nộp giấy xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị đã ra quyết định cho nghỉ hưu, cho thôi việc, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam. 3 0
- Bản sao Giấy khai sinh của con chưa thành niên cùng thôi quốc tịch Việt Nam theo cha mẹ hoặc giấy tờ hợp lệ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con, trong trường hợp cơ quan tiếp nhận không thể khai thác được thông tin chứng minh quan hệ cha, mẹ, con trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trường hợp chỉ người cha hoặc người mẹ thôi quốc tịch Việt Nam mà con chưa thành niên sinh sống cùng người đó thôi quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc mẹ thì phải nộp văn bản thỏa thuận có đủ chữ ký của cha mẹ về việc xin thôi quốc tịch Việt Nam cho con. Văn bản thỏa thuận không phải chứng thực chữ ký; người đứng đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam cho con phải chịu trách nhiệm về tính chính xác chữ ký của người kia. 0 3 14.MuBnthothun.doc
Trường hợp cha, mẹ đã chết, bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì văn bản thỏa thuận được thay thế bằng giấy tờ chứng minh cha, mẹ đã chết, bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. 0 3
- Giấy tờ có trong hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. 0 0
- Giấy tờ trong hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt; bản dịch phải được chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật Việt Nam. 0 0
- Trường hợp pháp luật quy định giấy tờ phải nộp là bản sao thì người xin thôi quốc tịch Việt Nam có thể nộp giấy tờ là bản chụp từ bản chính; bản sao được chứng thực từ bản chính; bản sao được cấp từ sổ gốc; bản điện tử các giấy tờ này; giấy tờ được tích hợp, hiển thị trên Ứng dụng định danh điện tử (VNeID). Nếu nộp bản chụp từ bản chính thì phải có bản chính để đối chiếu; người thụ lý hồ sơ kiểm tra, đối chiếu bản sao với bản chính và ký xác nhận đã đối chiếu. 0 0
Trường hợp hồ sơ được gửi qua hệ thống bưu chính thì bản sao giấy tờ phải được chứng thực từ bản chính hoặc được cấp từ sổ gốc; Đơn, Tờ khai, Bản khai lý lịch phải được chứng thực chữ ký theo quy định của pháp luật. 0 0
Trường hợp thực hiện trên môi trường điện tử thì lập 01 bộ hồ sơ và lưu tại cơ quan thụ lý hồ sơ 0 0

Trình tự thực hiện

Cơ quan thực hiện
Sở Tư pháp Thanh Hóa
Yêu cầu, điều kiện

Thủ tục hành chính liên quan