Thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam

Cách thức thực hiện

Hình thức nộp Thời hạn giải quyết Phí, lệ phí Mô tả
Trực tiếp 105 Ngày Lệ phí : 3.000.000đ
(Miễn lệ phí đối với những trường hợp sau: + Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam (phải là người được tặng thưởng Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý khác của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận về công lao đặc biệt đó). + Người không quốc tịch có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.)
Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải trực tiếp nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp, nơi người đó cư trú, không uỷ quyền cho người khác nộp hồ sơ.

Thành phần hồ sơ

Bao gồm
Loại giấy tờ Bản chính Bản sao Mẫu đơn, tờ khai
- Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam; 3 0 1.MunxinnhpQT1.docx
2.MunxinnhpQT2.doc
- Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế. Giấy tờ khác có giá trị thay thế Giấy khai sinh, Hộ chiếu đối với người không quốc tịch xin nhập quốc tịch Việt Nam là giấy tờ có thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, có dán ảnh của người đó và đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; 0 3
- Bản khai lý lịch; 3 0 7.Bnkhaillch.doc
- Giấy tờ chứng minh thông tin lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp phù hợp với pháp luật của nước đó đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Giấy tờ chứng minh thông tin lý lịch tư pháp được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ; 3 0
- Giấy tờ chứng minh trình độ tiếng Việt của người xin nhập quốc tịch Việt Nam là bản sao văn bằng, chứng chỉ để chứng minh người đó đã học bằng tiếng Việt tại Việt Nam như bản sao bằng tiến sĩ, bằng thạc sĩ, bằng cử nhân hoặc bằng tốt nghiệp đại học, bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp (bao gồm bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp hoặc trung cấp chuyên nghiệp) hoặc bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc trung học cơ sở của Việt Nam hoặc bản sao chứng chỉ tiếng Việt theo khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài do cơ sở giáo dục của Việt Nam cấp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 3 0
Trong trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam không có giấy tờ chứng minh trình độ tiếng Việt thì Sở Tư pháp tổ chức kiểm tra, phỏng vấn về khả năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt của người đó bảo đảm đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 191/2025/NĐ-CP. Thành phần tham gia phỏng vấn có đại diện của Sở Tư pháp và Sở Giáo dục và Đào tạo. Kết quả kiểm tra, phỏng vấn phải được lập thành văn bản. Những người trực tiếp kiểm tra, phỏng vấn chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra, phỏng vấn và ý kiến đề xuất của mình; 0 0
- Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam (phải là người đang thường trú tại Việt Nam và đã được cơ quan Công an có thẩm quyền của Việt Nam cấp Thẻ thường trú. Thời gian thường trú tại Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam được tính từ ngày người đó được cấp Thẻ thường trú); 3 0
- Giấy tờ chứng minh khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam gồm một trong các giấy tờ sau: giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản; giấy tờ do cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc xác nhận về mức lương hoặc thu nhập; giấy tờ bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam; giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú về tình trạng nhà ở, công việc, thu nhập của người xin nhập quốc tịch Việt Nam; 3 0
- Bản sao Giấy khai sinh của con chưa thành niên cùng nhập quốc tịch Việt Nam theo cha mẹ hoặc giấy tờ hợp lệ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con, trong trường hợp cơ quan tiếp nhận không thể khai thác được thông tin chứng minh quan hệ cha, mẹ, con trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. 0 3
Trường hợp người chưa thành niên có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam xin nhập quốc tịch Việt Nam, trường hợp chỉ người cha hoặc người mẹ nhập quốc tịch Việt Nam mà con chưa thành niên sinh sống cùng người đó nhập quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc mẹ thì phải nộp văn bản thỏa thuận có đủ chữ ký của cha mẹ về việc xin nhập quốc tịch Việt Nam cho con. Văn bản thỏa thuận không phải chứng thực chữ ký; người đứng đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam cho con phải chịu trách nhiệm về tính chính xác chữ ký của người kia. 3 0 14.MuBnthothun.doc
- Những người được miễn một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì được miễn các giấy tờ tương ứng với điều kiện được miễn, nhưng phải nộp một số giấy tờ sau để chứng minh điều kiện được miễn, cụ thể là: 0 0
+ Trường hợp có vợ, chồng là công dân Việt Nam thì nộp bản sao Giấy chứng nhận kết hôn hoặc Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; nếu có cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ là công dân Việt Nam thì nộp bản sao Giấy khai sinh hoặc giấy tờ hợp lệ khác chứng minh quan hệ cha, mẹ, con; nếu có ông nội và bà nội hoặc ông ngoại và bà ngoại là công dân Việt Nam thì nộp bản sao giấy tờ hợp lệ để chứng minh, trường hợp cơ quan tiếp nhận không thể khai thác được thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. 0 3
+ Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam (phải là người được tặng thưởng Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý khác của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận về công lao đặc biệt đó trên cơ sở hồ sơ, ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan và quy định của pháp luật chuyên ngành); 3 0
+ Người có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (phải là người có tài năng vượt trội trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, kinh tế, pháp luật, văn hóa, xã hội, nghệ thuật, thể thao, y tế, giáo dục hoặc các lĩnh vực khác đã được cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ xác nhận về tài năng hoặc được giải thưởng quốc tế, huân chương, huy chương và có cơ sở cho thấy người đó sẽ đóng góp tích cực, lâu dài cho sự phát triển lĩnh vực nói trên của Việt Nam; Doanh nhân, nhà đầu tư là cá nhân có hoạt động kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam đã được cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ xác nhận về việc người đó sẽ đóng góp tích cực, lâu dài cho sự phát triển của Việt Nam). 3 0
- Người xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài phải có giấy tờ chứng minh: 0 0
+ Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp về việc giữ quốc tịch nước ngoài phù hợp với pháp luật của nước đó. Trường hợp pháp luật nước ngoài không quy định việc cấp loại giấy tờ này thì người đó phải có bản cam đoan về việc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không quy định việc cấp loại giấy tờ này và việc xin giữ quốc tịch nước ngoài khi nhập quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó; 3 0 16.Maucamdoan.docx
+ Bản cam kết không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 3 0 15.MuBncamket.doc
Trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài mà không đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định tại khoản 6 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài. 0 0
- Giấy tờ có trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. 0 0
- Giấy tờ trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt; bản dịch phải được chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật Việt Nam. 0 0
- Trường hợp pháp luật quy định giấy tờ phải nộp là bản sao thì người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể nộp giấy tờ là bản chụp từ bản chính; bản sao được chứng thực từ bản chính; bản sao được cấp từ sổ gốc; bản điện tử các giấy tờ này; giấy tờ được tích hợp, hiển thị trên Ứng dụng định danh điện tử (VNeID). Nếu nộp bản chụp từ bản chính thì phải có bản chính để đối chiếu; người thụ lý hồ sơ kiểm tra, đối chiếu bản sao với bản chính và ký xác nhận đã đối chiếu. 0 0

Trình tự thực hiện

Cơ quan thực hiện
Sở Tư pháp Thanh Hóa
Yêu cầu, điều kiện

Thủ tục hành chính liên quan